Lịch sử hoạt động Grumman_F9F_Panther

Hải quân Hoa Kỳ

F9F-2, F9F-3 và F9F-5 phục vụ khá nổi bật tại Chiến tranh Triều Tiên, bắn rơi hai máy bay Yakolev Yak-9 và năm máy bay Mikoyan-Gurevich MiG-15 trong khi bị thiệt hại một chiếc F9F. Ngày 3 tháng năm 1950, Trung úy Leonard H. Plog thuộc Phi đoàn Tiêm kích VF-51 lái chiếc F9F-3 đã ghi chiến công đầu tiên khi bắn rơi một máy bay Yak-9. Chiếc MiG-15 đầu tiên bị bắn rơi vào ngày 9 tháng 11 năm 1950 do Thiếu tá William (Bill) Amen thuộc Phi đoàn Tiêm kích VF-111 "Sundowners" lái một chiếc F9F-2B. Hai chiếc nữa bị bắn rơi ngày 18 tháng 11 năm 1950, còn hai chiếc nữa bị bắn rơi ngày 18 tháng 11 năm 1952.[5] Panther là kiểu máy bay tiêm kích phản lực và tiêm kích-ném bom chủ yếu của Hải quân trong cuộc xung đột Triều Tiên.

Panther được rút khỏi phục vụ ngoài tiền tuyến vào năm 1956, nhưng được giữ lại trong vai trò huấn luyện và với các đơn vị trừ bị cho đến năm 1958, một số lượng nhỏ phục vụ cho đến những năm 1960.[6]

Hải quân Argentine

Khách hàng nước ngoài duy nhất từng mua chiếc Panther là Hải quân Argentine, đã mua lại 24 chiếc máy bay cũ của Hải quân Mỹ vào năm. Những máy phóng trên chiếc tàu sân bay duy nhất của Argentine lúc đó, chiếc ARA Independencia (V-1), được xem là không đủ mạnh để phóng được F9F, nên những chiếc máy bay được đặt căn cứ trên đất liền.

Những chiếc Panther của Argentine tham gia vào đợt tổng động viên trong sự kiện xung đột biên giới giữa Argentina với Chile năm 1965 nhưng đã không có xung đột quân sự. Chúng được đưa ra khỏi phục vụ vào năm 1969 do thiếu linh kiện phụ tùng và được thay thế bằng chiếc A-4Q Skyhawk.[7]